Các vấn đề bảo tồn Khu_dự_trữ_sinh_quyển_châu_thổ_sông_Hồng

Dự án “Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng” sử dụng nguồn vốn ODA là 30 triệu Euro và đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 10 triệu Euro đối ứng với mục tiêu là bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển với quy mô và chất lượng được triển khai trên địa bàn 4 tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2017 đến năm 2022.[7]

Tiền Hải là vùng đất ngập nước quan trọng tại cửa Ba Lạt vùng châu thổ sông Hồng. Với diện tích 12.500 ha, năm 2004 UNESCO công nhận là một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tỉnh Thái Bình đã trồng rừng ngập mặn, hoàn chỉnh quy hoạch vành đai rừng phòng hộ ven biển trồng rừng mới ở các bãi bồi, đưa diện tích, rừng ngập mặn lên 12.000 ha. Đây cũng là vùng phát triển nghề đánh bắt thủy sản gần bờ nhưng sự tồn tại của nghề này lại phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì được tính toàn vẹn sinh thái của các khu rừng ngập mặn, các bãi ngập triều và các sinh cảnh khác.

Rừng ngập mặn Kim Sơn (Ninh Bình) được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Bình trồng từ năm 1995 với hai loại cây sú, vẹt. Có tổng diện tích gần 1000 ha, chủ yếu được trồng ở những bãi bồi ven biển. Kim Sơn được Tổ chức BirdLife đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, được kiến nghị công nhận là khu Ramsar do đáp ứng các tiêu chí: tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, là nơi tập trung chim nước với số lượng gần 28.000 cá thể. Từ năm 2002, khi phong trào nuôi tôm sú vùng bãi bồi phát triển mạnh, con người đã khai phá đất ven biển, chặt phá rừng phòng hộ để làm đầm trái phép. Trước thực trạng này, các ngành chức năng đã nghiên cứu các mô hình xây dựng rừng phòng hộ ven biển và các mô hình lâm ngư kết hợp. Nổi bật là các mô hình trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển và trồng cây bờ bao do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu, triển khai.

Tại Nam Định, nhân dịp mít tinh kỷ niệm ngày đất ngập nước thế giới (2 /2 /2007), VQG Giao Thủy cùng với hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã tiến hành lễ ký kết nghĩa môi trường giữa hội và vườn quốc gia Giao Thủy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khu_dự_trữ_sinh_quyển_châu_thổ_sông_Hồng http://env-news.blogspot.com/2005/04/c-khng-khu-d-... http://google.com/search?q=cache:raBrwTJjyu0J:mabv... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.anninhthudo.vn/TIANYON/Index.aspx?Artic... http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://baonamdinh.com.vn/channel/5085/201007/Nang-... http://baoninhbinh.org.vn/lanh-dao-tinh-tiep-va-la... http://www.dulichvn.org.vn/index.php?category=20&i... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Red_Ri...